Đạo Phật kết luận rằng “Vạn vật đều là hư vô.” Người theo trường phái triết học Vedanta thì kết luận “Vạn vật đều hữu hình.” Nhưng đạo Lão thì cho rằng “Vạn vật vừa ‘hư vô’ vừa ‘hữu hình’.”
Người theo đạo Lão cho rằng “Vạn vật tồn tại như là một sự tương phản của những thứ đối lập.” Chúng ta gọi sự đối lập này là Âm Dương và những đối lập giúp định nghĩa cho nhau. Những lời chúng ta dùng để mô tả sự việc sẽ không có nghĩa nếu không có sự đối lập của chúng. Nghĩa của những từ như ‘lớn’, ‘sáng’ và ‘nóng’ được định nghĩa bởi từ trái nghĩa của chúng là ‘nhỏ’, ‘tối’ và ‘lạnh’. Đạo Lão gọi những đặc điểm đối nghịch này là Âm và Dương. Đây là vài ví dụ:
Dương của một sự việc là tất cả mọi thứ được các giác quan cảm nhận.
Âm của một sự việc là tất cả mọi thứ không nằm trong tầm cảm nhận của giác quan.
Những thứ có đặc tính Dương là sáng, ấm, mềm, cử động và thay đổi.
Những thứ có đặc điểm Âm là bóng tối, lạnh, cứng, đặc và không thay đổi.
Hình ảnh thu nhỏ của Dương là đỉnh đồi ấm áp, tươi sáng và thoáng đãng.
Hình ảnh thu nhỏ của Âm là hang động lạnh lẽo, tối tăm và ẩn khuất.
Bên ánh nắng chiếu vào của ngọn đồi là Dương, bên bóng râm là Âm.
Bất kỳ điều gì gần với Thiên Đường đều là Dương.
Bất kỳ điều gì gần với Trái Đất đều là Âm.
Chúng ta sử dụng thuật ngữ ‘Âm’ và ‘Dương’ để mô tả cách cơ thể chúng ta cử động trong phạm vi đàn hồi của các khớp xương. Người tập Yoga cần xem xét các cơ, mô liên kết và xương khi uốn cong khớp, bởi những thành phần này có tính đàn hồi khác nhau. Mỗi loại đáp ứng với áp lực từ các tư thế Yoga theo cách khác nhau. Xương là Âm, cơ là Dương và mô liên kết nằm giữa hai thái cực này. Để dạy và thực hành an toàn cũng như hiệu quả, chúng ta phải biết cách vận dụng các mô Âm theo lối Âm và các mô Dương theo lối Dương.