Dưỡng chất trong quýt rất phong phú, trong 100 g thực phẩm hấp thụ, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần, hàm lượng canxi gấp 5 lần, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần với lê. Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống sự phát triển của u bướu. Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.
Vỏ quýt chứa vitamin D có thể duy trì tính dẻo của huyết quản mao mạch, phòng chống mạch máu vỡ và thấm máu. Vỏ Quýt xanh vị đắng, cay và tính ấm có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá. Vỏ Quýt chín vị đắng the, mùi thơm và tính ấm có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp. Nó kết hợp với vitamin C có thể tăng hiệu quả trị liệu đối với người mắc bệnh máu xấu. Cho nên, người xơ cứng mạch máu và thiếu vitamin C thường xuyên uống nước vỏ quýt ngâm.
Múi quýt có các thành phần dinh dưỡng không thể thiếu được đối với sức khỏe, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, axit hữu cơ, chất khoáng… Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm… ăn quýt rất có lợi.
Xơ quýt vị đắng, tính bình và có vitamin P giúp phòng chữa cao huyết áp, rất có ích đối với người cao tuổi. Nó cũng có tác dụng điều hòa khí, tan đờm, thông lạc, thông kinh, thường dùng trị các chứng khí trệ kinh lạc, ho tức ngực, ho ra máu…
Hạt quýt vị đắng, tính bình có công hiệu điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa sa nang, sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa, ung thư vú giai đoạn đầu… Lá quýt vị đắng, tính bình có tác dụng trợ gan, hành khí, tiêu thũng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú.
Tất cả các phần của quả quýt đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả. Bởi vậy mà người ta gọi quýt là “Ngọc màu vàng”.
Những điều cần lưu ý khi ăn quýt:
1. Không nên ăn quá nhiều quýt, mỗi ngày chỉ nên ăn 1 – 3 quả là đủ. Ăn nhiều có thể bị nhiệt, từ đó gây viêm khoang miệng, viêm răng.
2. Trước bữa ăn hoặc lúc bụng đói không thích hợp để ăn
3. Trước và sau khi ăn quýt 1 tiếng không được uống sữa, vì protein trong sữa bò khi gặp acid hoa quả dễ ngưng đọng, ảnh hưởng đến tiêu hóa hấp thụ.
4. Ăn xong nên kịp thời đánh răng, xúc miệng để tránh các bệnh răng miệng.
5. Những người chức năng dạ dày đường ruột không tốt nên ít ăn